Sáng kiến này tập trung vào việc khuyến khích nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lành mạnh và bền vững bao gồm cả khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, giảm thiểu sử dụng nước và năng lượng, và bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp.
Tại Hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học nhấn mạnh SÁNG KIẾN CHẾ ĐỘ ĂN LÀNH MẠNH BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM không chỉ tập trung vào từng khía cạnh riêng lẻ mà còn tìm cách cải thiện toàn bộ hệ thống thực phẩm, từ sản xuất cho đến phân phối và tiêu thụ. Việc này đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm nông dân, nhà sản xuất thực phẩm, nhà khoa học và chính quyền.
Nhờ những nỗ lực này, sáng kiến hy vọng sẽ tạo ra một sự thay đổi tích cực trong tiêu dùng thực phẩm toàn cầu, từ đó nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Theo PGS.TS ĐÀO THẾ ANH, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Đây là một sáng kiến phục vụ rất tốt cho việc thực hiện kế hoạch quốc gia về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch có trách nhiệm và bền vững đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành vào năm 2023. Để thực hiện được kế hoạch hành động này chúng ta cần hợp tác liên ngành giữa các Bộ, Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ khác.
Ông MARK LUNDY, Phó trưởng sáng kiến SHiFT, Quản lý cấp toàn cầu nhóm FECB, Liên minh Bioversity - CIAT.
Chúng tôi nghĩ rằng [Bộ tài liệu Hệ thống Lương thực Thực phẩm dành cho Tập huấn viên] rất quan trọng cho mọi người có được hiểu biết chung về khái niệm hệ thống lương thực thực phẩm và cách mà khái niệm này được áp dụng.
Tại Việt Nam, tập huấn là một thành tố rất quan trọng cho việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm thành công. Và để tập huấn thì bạn cần tài liệu, bạn cần thảo luận, và bạn cần xây dựng được một ngôn ngữ chung giữa người dân của quốc gia về hệ thống lương thực thực phẩm và cách để cải thiện chúng.
Trong khuôn khổ sự kiện, Bộ tài liệu Hệ thống Thực phẩm dành cho Tập huấn viên, phiên bản Tiếng Việt, do Viện Kinh tế - văn hóa và Nghệ thuật phối hợp với NXB Dân Trí ấn hành cũng đã được giới thiệu.
Theo đó, Bộ tài liệu này gồm 03 tập, cung cấp kiến thức cơ bản về sáng kiến với những nội dung chính: Quan điểm và nguyên lý của chế độ ăn uống bền vững; Phân tích hệ thống thực phẩm hiện tại và những thách thức mà nó đang phải đối mặt; Các phương pháp và công cụ để thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh. Bộ tài liệu cung cấp những tri thức cốt lõi về hệ thống thực phẩm.
Các tập huấn viên sẽ sử dụng bộ tài liệu này để đào tạo và hướng dẫn cộng đồng về những khái niệm và phương pháp trong sáng kiến và truyền đạt truyền đạt kiến thức và thực hành tốt nhất về chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững.
Ông VƯƠNG XUÂN NGUYÊN, Viện trưởng Viện Kinh tế - văn hóa và Nghệ thuật thì cho rằng, tích hợp giữa xuất bản giấy và bản điện tử, trên cơ sở đó chúng tôi sẽ cập nhật được những kiến thức mới cũng như điều chỉnh kịp thời ở bản online, với cách làm này chúng tôi hi vọng ấn phẩm sẽ có tương tác tốt hơn và thông qua việc này giúp cho TOTs đào tạo các địa phương và nhân rộng các mô hình chuyển đổi trong công tác sản xuất, tiêu dùng chế biến và nhận thức của cộng đồng về vấn đề lương thực thực phẩm.
Thông qua việc cung cấp thông tin và hướng dẫn, bộ tài liệu cũng tạo cơ hội để kết nối giữa các bên liên quan như nông dân, nhà sản xuất thực phẩm, nhà khoa học và chính quyền, từ đó cùng nhau xây dựng một hệ thống thực phẩm hiệu quả hơn từ đó tạo động lực cho sự thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường thông qua chế độ ăn uống bền vững.
Viện IACE
Link nội dung: https://saoviet.vip/vien-kinh-te-van-hoa-va-nghe-thuat-xuat-ban-sach-ve-sang-kien-luong-thuc-thuc-pham-a402.html