Ngành Truyền hình: Kết nối và Trải nghiệm với Cuộc sống

​​​​​​​Ngành truyền hình, một ngành làm việc trong môi trường năng động, nhịp độ nhanh và đầy căng thẳng. Mặc dù đây là ngành đang rất hot được các nhiều sinh viên lựa chọn, nhưng không phải ai cũng biết những áp lực, yêu cầu công việc và kỹ năng ra sao.

aa1-1651476984.jpeg

Hồng Anh - sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Truyền hình Hà Nội

Với ước mơ trở thành một diễn giả, để chia sẻ và lan toả mọi điều tích cực đến với mọi người, Hồng Anh - sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Truyền hình Hà Nội,  đã có nhiều những trải nghiệm thú vị khi lựa chọn ngành nghề mà nhiều bạn trẻ đồng trang lứa đang theo đuổi. 

aa4-1651477094.jpeg

"Biên tập viên truyền hình, quay phim truyền hình, MC,... là một vị trí công việc trong lĩnh vực truyền thông và báo chí. Các biên tập viên truyền hình thực chất chính là các phóng viên truyền hình. Và em thấy ngành nghề này không nhàn nhã như hình ảnh chỉ ngồi đọc tin lúc lên hình mà mọi người vẫn thường thấy. Trước đó họ là người lên ý tưởng, tìm kiếm các thông tin, biên tập thành bản tin và đảm bảo công việc ghi hình thuận lợi nhất."- Hồng Anh chia sẻ.

aa5-1651477110.jpeg
aa6-1651477123.jpeg

BTV truyền hình là một vị trí vừa yêu cầu trình độ lại vừa cần kỹ năng và kinh nghiệm. Có thể nói, không dễ gì để trở thành một biên tập viên truyền hình. Dĩ nhiên, khi đã thành công thì bạn sẽ nhận lại rất nhiều - làm việc mình yêu thích, nổi tiếng.

aa2-1651477000.jpeg
aa7-1651477139.jpeg

"Em có mong ước được trở thành một diễn giả và chia sẻ những điều tích cực và tốt đẹp trong cuộc sống. Trước đó em cần phải có vốn sống, kiến thức và trải nghiệm của riêng mình, điều đặc biệt là mọi người dần dần viết đến em qua những trải nghiệm đó và đó là lí do em chọn ngành truyền hình."

Trên thực tế, nhiều BTV truyền hình cũng có thể học khối kỹ thuật hoặc kinh tế nhưng thường thì họ là những người có năng khiếu, luôn hoạt động năng nổ từ khi còn trên ghế nhà trường, có khả năng ngôn ngữ tốt, giỏi việc lên kịch bản chương trình, giỏi viết lách, v.v. Nếu học trái ngành thì bạn sẽ cần tham gia các lớp đào tạo online, ngắn hạn cũng như thử sức trong các cuộc thi tài năng để xây dựng thương hiệu cá nhân, mở rộng vòng kết nối, từ đó dễ theo đuổi việc hơn sau này.
 

"Em đã từng dừng việc học để trải nghiệm cuộc sống với nhiều ngành nghề sau đó quay lại học, dù mọi người có nói là như vậy tốn kém thời gian, nhưng đối với em, sau khi trải nghiệm ở ngoài xã hội rồi quay về trường học, việc tiếp nhận kiến thức cũng dễ dàng hơn, vì lúc đó mình sẽ không thấy chỉ là lý thuyết nữa."

aa9-1651477256.jpeg

Được trải nghiệm cuộc sống và được trau dồi kiến thức xã hội là điều mà các bạn sinh viên thường hướng đến khi chọn ngành truyền hình. Nhưng đôi lúc, sự kết nối giữa những người làm truyền hình với xã hội luôn là những khó khăn bước đầu mà sinh viên cần phải trải qua.

"Em cũng có một số trải nghiệm thú vị như lần đầu vào trường quay để học dẫn, lúc đó bản thân cũng như các bạn đều lúng túng trước ống kính máy quay, lúc đó mới nhận ra là nghề này cũng áp lực chứ không dễ như những gì mình nghĩ hay xem.

Một lần khác, khi nhóm của em đi quay tin làm bài tập, vì chưa có kinh nghiệm xin phỏng vấn nên đã bị nhân vật xúc phạm và buông lời khó nghe. Lúc đó chúng em có hơi ngợp và bối rối, chỉ biết xin lỗi vì đã làm phiền và "rút lui". Sau đó, bọn em chia sẻ với giáo viên và được cô giải thích cũng như hướng dẫn cách xin phỏng vấn làm sao cho tốt nên em đã quen dần với việc làm tin"

aa10-1651477189.jpeg

Trong một thế giới đầy biến động như hiện tại, những kiến thức chúng ta từng biết và quen thuộc với có thể sẽ dần thay đổi và cải tiến không chỉ với ngành Truyền hình mà với tất cả các ngành khác. Thế nhưng những sinh viên ngành truyền hình tin rằng vốn sống và trải nghiệm phong phú, tư duy sắc bén và sự kết nối lan toả giữa con người với con người –  sẽ luôn giúp các bạn giữ vững bản lĩnh và sự tự tin với nghề, bất chấp mọi đổi thay của thời cuộc.

 

 

Bùi Văn Mạnh

Link nội dung: https://saoviet.vip/nganh-truyen-hinh-ket-noi-va-trai-nghiem-voi-cuoc-song-a47.html